Ưu tiên giành cho khách hàng liên hệ sớm nhất! – Xem ngay

Xu hướng phong cách Indochine
Xu hướng phong cách Indochine
Xu hướng phong cách Indochine

1. Phong cách Indochine là gì?

a) Thuật ngữ Indochine :

  • Là một từ tiếng Pháp, dịch nôm  na theo nghĩa tiếng Việt là bán đảo Trung Ấn, bao gồm 6 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Thái Lan và một phần Malaysia. Sở dĩ có tên gọi này là bởi nó nằm gần Trung Quốc và Ấn Độ, kinh tế và văn hoá khu vực này cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hai quốc gia trên
  • Tại Pháp, Indochine còn được gọi là Đông Dương thuộc Pháp, chỉ một vùng thuộc địa cũ của Pháp có phạm vi nhỏ hơn, bao gồm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.  Vì vậy, cụm từ này được phiên âm quốc tế ghép thành từ Indo-China, dịch ra tiếng Pháp là Indochine.

b) Phong cách Indochine :

  • Đó là sự giao thoa độc đáo giữa nền văn minh phương Tây với nét cổ điển phương Đông, giữa kiến trúc Tân cổ điển nước Pháp và nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam
  • Khởi đầu là kiến trúc Pháp cổ, phong cách thiết kế dần được nhiệt đới hoá để phù hợp với môi trường Việt Nam, kết hợp hài hoà với nền văn hoá của dân tộc ta mang tới kiểu kiến trúc hiện đại được sử dụng ngày nay

2) Lịch sử hình thành và phát triển phong cách Indochine :

a) Lịch sử hình thành qua 3 giai đoạn Pháp thuộc ( gồm 3 giai đoạn ) :

  • Giai đoạn 1 ( thập niên 80-90 thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20) : Các công trình nguyên bản châu Âu, mang thiên hướng phòng thủ, tư bản, thể hiện sự giàu có, quyền lực của chính quyền thực dân
  • Giai đoạn 2 ( đầu thế kỉ 20 đến thập niên 30-40 thế kỉ 20) : Không còn theo nguyên bản cũ của châu Âu, giai đoạn này chứng kiến sự thay đổi theo trào lưu mới nhằm phù hợp hơn với văn hoá thuộc địa
  • Giai đoạn 3 ( từ thập niên 30-40 thế kỉ 20 tới nay ) : Nhìn chung phong cách này càng ngày càng được hiện đại hoá hơn theo từng giai đoạn, nhưng vẫn giữ được bản sắc Việt

b) Một số công trình tiêu biểu : 

 

 

Trên đây là một số công trình tiêu biểu mang phong cách Indochine. So với phong cách tại Sài Gòn mang nét hơi Tây hoá, thì phong cách tại Hà Nội dường như mang nét cổ kính phương Đông hơn.

3) Đặc điểm của phong cách Indochine :

a) Giải pháp:

  • Thiết kế kiến trúc bố trí hành lang và dàn pergola rộng, thi công vách tường dày nhằm ngăn cách nhiệt giữa bên ngoài và bên trong
  • Ở phong cách này dễ nhận thấy nhất là bảo tàng mỹ thuật với dãy hành lang và cửa sổ cao, rộng
  • Lam gió hay còn gọi là cửa gió louver kiểu phong cách Đông Dương Indochine cũng được ưu tiên bố trí trên các vách tường giúp cho căn hộ, biệt thự của bạn trở nên thông thoáng hơn. Sân trong, giếng trời cũng được chọn làm giải pháp phong cách Đông Dương tăng sự thoáng đãng và thu hút chiếu sáng tự nhiên.

b) Hình khối kiến trúc :

  • Phong cách kiến trúc Indochine kết hợp thêm những đường nét hiện đại. Kiểu hình khối lập thể, tổ chức bố cục tự do phóng khoáng, không gò bó theo khuôn phép kiến trúc Pháp cổ.
  • Tuy vậy, một số hình ảnh vẫn được lấy từ kiến trú Pháp cổ như con sơn, con tiện, mái đưa, mái chống hắt, tạo sự cân đối cho mặt tiền.

c) Mái nhà :

  • Ở các công trình nhỏ, mái nhà được trang trí có hoa văn ở đỉnh mái và các góc cong của mái
  • Ở các công trình to,  thiết kế mái ứng dụng kỹ thuật hiện đại châu Âu với kiểu mái bằng.

d) Hệ cửa : 

  • Thiết kế mái ứng dụng kỹ thuật hiện đại châu Âu với kiểu mái bằng.
  • Thiết kế cửa có 2 lớp, khung kính bên trong và cửa lá sách bên ngoài.

4) Đặc điểm của thiết kế nội thất phong cách Indochine :

a) Vật liệu thuần Việt : 

  • Một số vật liệu phù hợp với khí hậu nhiệt đới tiêu biểu như tre, nứa, mây, gỗ, gạch,…
  • Những vật liệu địa phương đó là bản sắc văn hóa, là cái hồn của dân tộc và đề cao giá trị cộng đồng.

b) Vật liệu gỗ :

  • Những khung kết cấu và console của mái nhà, hệ cửa, khung trần nhà, đồ nội thất, vật dụng trang trí, chạm khắc phù điêu, tượng tròn,… đều từ chất liệu gỗ, mang vẻ đẹp thuần tuý, tự nhiên

c) Vật liệu cói, tre, nứa :

  • Những vật dụng trang trí nội thất của phong cách Indochine như vật liệu tre nứa, vật liệu mây tre tạo vẻ đẹp thu hút hoài cổ cho không gian nội thất. Những vật liệu địa phương này có độ bền cao, còn làm mềm không gian sống, tạo cảm giác thanh tao, hài hòa cùng thiên nhiên.
  • Một số vật dụng tiêu biểu : sofa, bình phong, ghế tựa,v.v…

d) Vật liệu kim loại, sắt cong :

  •  Những món vật dụng nội thất phong cách Đông Dương trở nên sang trọng nhờ vào các chi tiết viền kim loại mạ vàng, phối hợp thêm vật liệu sắt, thép, v.v…

e) Vật liệu gạch bông, gạch nung :

  • Thời kì Pháp thuộc, toàn bộ gạch đều xuất khẩu từ nước Pháp. Giai đoạn sau đó, công nghệ sản xuất nước ta phát triển, vậy nên nước ta đã tự sản xuất gạch

f) vật liệu ngói : 

  •  Ngói lợp nhà được làm từ đất nung nên có màu đỏ sẫm truyền thống của đất sét đất nung và nó được ưa chuộng với khả năng chống rêu và ẩm mốc vô cùng tốt, vì vậy màu mái ngói đỏ rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

g) Màu sắc nhiệt đới :

  • Một số màu sắc chủ đạo trong phong cách thiết kế này có hơi hướng hoài cổ, có bản chất nhiệt đới và các màu hiện đại. Màu đỏ sẫm và màu vàng thường được sử dụng ở các công trình cổ như Phố cổ Hội An, các công trình công cộng ở Hà Nội và Sài Gòn.
  • Ngoài ra, một số tông màu sáng như màu kem, màu trắng, vàng nhạt tạo cảm giác mát mẻ phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.

h) Một số hoa văn hoạ tiết nổi bật : 

  • Hoạ tiết hình kỷ hà ( gồm 3 nhóm là họa tiết mắc lưới, họa tiết vòng tròn và họa tiết hồi văn ):được điểm xuyết thêm hoa văn dàn hoa nhằm tạo nét hoài cổ
  • Hoạ tiết hình chữ nhật : được đúc kết bằng các chữ Hán tự Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ mang ngụ ý may mắn.
  • Hoạ tiết hoa lá cách điệu : Một số kiểu họa tiết phong cách Indochine quen thuộc như liên đằng (dàn dây lá hoa sen), lan đằng (dàn dây lá hoa lan). Ngoài ra, còn nhiều mẫu họa tiết hoa lá biểu tượng Tứ Qúy là cây tùng, hoa cúc, cây trúc, hoa sen, cây mai,…
  • Hoạ tiết linh vật : là các linh vật như giao long, phụng, rồng, rùa,… mang ý nghĩa may mắn.
  • Hoạ tiết tĩnh vật : Những tĩnh vật không thể thiếu đó là lư hương, bát nhang, nhang đèn, trái châu,… đôi khi chúng được kết hợp với hai con rồng thêm hoặc hoa mẫu đơn.